7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường dễ thất nghiệp
7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường dễ thất nghiệp
Hiện nay, tình trạng cử nhân tốt nghiệp CĐ, ĐH ra trường nhưng không kiếm được việc làm rất nhiều. Với con số hơn 225.000 cử nhân không kiếm được việc, thậm chí những bạn tốt nghiệp thủ khoa cũng rơi vào thực trạng này thì thất nghiệp đúng là “cơn ác mộng” ám ảnh giới trẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa thi ĐH, CĐ hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm?

7 NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA CÁC CỮ NHÂN HIỆN NAY​


►  NGUYÊN NGÂN 1: TÌNH TRẠNG "THỪA THẦY THIẾU THỢ"
 
Theo thống kê, cả nước có hơn 2.200.000 sinh viên đang theo học ở các ngành học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy thiếu thực tiễn, chú trọng vào lý thuyết  hơn thực hành đã dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng ít người có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp. Sự chênh lệch trong cung cầu lao động và tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là những nguyên nhân chính làm cho hàng chục ngàn sinh viên phải rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành nghề. Mỗi sinh viên phải cạnh tranh quyết liệt để được sự công nhận của nhà tuyển dụng nhưng thực tế chỉ có số ít người so với số lượng cử nhân tốt nghiệp được nhận vào làm.
 
Xem thêm: Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế từ các khóa học ngắn hạn
 
 
​► NGUYÊN NHÂN 2: SINH VIÊN YẾU VỀ KỸ NĂNG MỀM
 
Sinh viên Việt Nam thường bị các nhà tuyển dụng, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài đánh giá giỏi lý thuyết nhưng yếu về kỹ năng mềm. Trong quá trình học trên ghế nhà trường, đa số sinh viên tranh thủ học ngoại ngữ và tin học để lấy được bằng chứng nhận làm cơ sở cho xin việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại yêu cầu sinh viên có được kinh nghiệm thực tiễn như: Giao tiếp tiếng Anh, đàm phán, xử lý vấn đề, làm việc nhóm,… hơn là giấy từ chứng nhận đó. Có trường hợp nhiều sinh viên sau khi được nhận vào thử việc trong công ty khoảng 1-2 tháng nhưng không thể tiếp thu và làm việc hiệu quả do thiếu kỹ năng mềm này. Đây là yếu điểm mà sinh viên cần khắc phục để gia tăng cơ hội tìm việc sau khi ra trường.
 
Xem thêm:  Tham khảo ngay khóa ngắn hạn Thương lượng đàm phán trong kinh doanh
 
 
 
 
 
► NGUYÊN NHÂN 2: THIẾU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
 
Thiếu định hướng nghề nghiệp cũng là vấn đề lớn mà sinh viên gặp phải. Ở Việt Nam, một số bạn chưa có định hướng rõ ràng về tương lai của mình, có một số bạn sẽ chọn ngành theo sự sắp đặt của cha mẹ. Bên cạnh đó, một số bạn khác lại chọn ngành Hot theo xu hướng đám đông mà chưa thật sự yêu thích và không phù hợp với khả năng của mình. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bộ phận sinh viên lười học hay học cho có nên ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực, làm cho đầu ra còn hạn chế. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân gây ra thất nghiệp nhiều như hiện nay.
 
 
 
 
 
► NGUYÊN NHÂN 3: CÁC​ CÔ​NG TY CHÚ​ TRỌ​NG KINH NGHIỆ​M VÀ​ NGOẠI​ HÌ​NH

Qua nhiều mẫu tin tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp thì kinh nghiệm và hình thức bề ngoài thường được yêu cầu từ các ứng viên. Điều này cũng dễ hiểu, nếu chọn ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì công ty sẽ giảm được thời gian và chi phí đào tạo nghiệp vụ. Thêm vào đó, ngoại hình ưa nhìn thường nhận được ưu tiên hơn, đặc biệt là công việc xã giao thường tiếp xúc với khách hàng. Thực tế cho thấy, nhiều bạn sinh viên không có kinh nghiệm làm việc sẽ phải “lép vế” trước các ứng viên đã từng làm công việc này trước đó hoặc kinh nghiệm làm thêm có liên quan. Nếu bạn nào đã từng tham gia ứng tuyển vào các công ty sẽ hiểu được điều này rõ hơn.
 
 
 

► NGUYÊN NHÂN 4: TIẾNG ANH HẠN CHẾ
 
Đa số sinh viên đều được dạy môn Tiếng Anh trên ghế nhà trường và có trong tay chứng chỉ nào đó nhưng không phải bạn nào cũng có thể sử dụng ngoại ngữ phổ biến này một cách lưu loát trong giao tiếp. Các công ty yêu cầu ứng viên phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh và vận dụng kỹ năng đọc viết trong công việc hàng ngày mà không phải là tấm bằng cấp ghi số điểm bạn đạt được. Vì thế, các bạn sinh viên cần tăng cường luyện tập tiếng Anh thực tế càng nhiều để gia tăng cơ hội tìm được công việc tốt lương cao trong tương lai.
 
 
 
 
 
► NGUYÊN NHÂN 5: BỊ ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
 
Đừng bao giờ bị động trong quá trình tìm việc vì mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa những sinh viên mới ra trường hàng năm và số lượng người thất nghiệp những năm trước nữa. Nhiều bạn sinh viên chỉ tìm việc qua Internet và gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn còn một số thì trông cậy vào mối quan hệ gia đình để tìm việc. Tuy nhiên, hàng ngày, nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc từ nhiều nguồn khác nhau và hồ sơ của bạn sẽ dễ bị “hòa lẫn” trong số đó. Bạn nên chủ động mở rộng mối quan hệ và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu của xã hội để tạo ra lợi thế nổi bật cho chính mình, gia tăng cơ hội việc làm so với các ứng viên khác.
 
 
 
 
 
► NGUYÊN NHÂN 6: TUYỂN DỤNG CHƯA MINH BẠCH
 
Quy tắc ngầm trong xin việc nhờ vào mối quan hệ và tiền tệ như tại Việt Nam hiện nay chính là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng thất nghiệp. Có những bạn ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường đã được cha mẹ xin cho công việc ổn định mà không cần lo lắng nhiều về xin việc. Cho dù bạn này không có khả năng làm việc tốt thì vẫn có thể tìm được việc nhờ vào sự quen biết của gia đình mình. Trong khi đó, những bạn có gia cảnh bình thường, không có nguồn tài chính và mối quan hệ rộng sẽ phải vất vả và cạnh tranh hơn trong quá trình tìm việc. Quy trình tuyển dụng không minh bạch thế này đã được sự chấp thuận của xã hội lâu nay vì không ai có thể chối bỏ quyền lực của đồng tiền và mối quan hệ rộng.
 
 
 
 
Để không phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, ngay từ khi học ĐH, CĐ, các sinh viên nên học hành chăm chỉ, tham gia các chương trình hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cần thiết. Không những thế, để chuẩn bị hành trang cho tương lai, các bạn cũng nên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành mình theo học. Ví dụ, các bạn học ngành khoa học kinh tế thì có thể tìm các khóa học nghiệp vụ kinh tế như Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị nhân sự hay Xuất nhập khẩu…
 
Xem thêm: Các khóa nghiệp vụ chuyên nghiệp từ CED
 
Nguồn: Top7thuvi.com
 

 
 
>> Xem tin tức khác